Kiến thức được học Ngành Chăn Nuôi Thú Y
CHĂN NUÔI THÚ Y
Giới thiệu chung:
Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi Thú Y được thiết kế để đào tạo người học trở thành kỹ thuật viên trình độ TCCN ngành Chăn nuôi Thú Y, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung khoá học bao gồm những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, tiếng Anh, giáo dục thể chất, pháp luật, chính trị, quốc phòng - an ninh... Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Chăn nuôi và Thú Y như: chăn nuôi gia súc gia cầm, dịch bệnh trọng chăn nuôi và một số cách điều trị, các trang thiết bị máy móc phục vụ và các kỹ năng thực hành, các quy trình chăm sóc, nhân giống, phòng chữa bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, biết thực hiện công tác quản lý ở trình độ trung cấp.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo người lao động hiểu biết và vận dụng được các kiến thức cơ sở, cơ bản của ngành Thú y, thiết bị máy phục vụ ở lĩnh vực Chăn nuôi Thú y...và kỹ năng thực hành các quy trình nhân giống, chăm sóc, phòng và chữa bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, biết thực hiện công tác quản lý ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ để người lao động có điều kiện và khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành Chăn nuôi Thú Y.
1. Chuẩn kiến thức:
- Kiến thức chuyên môn cơ bản về đặc tính sinh hóa của tế bào, tổ chức cơ thể của động vật có xương sống; Kiến thức về cấu tạo - chức năng của cơ quan sinh dục; quá trình thành thục sinh dục và sự mang thai của gia súc; các phương pháp chẩn đoán lâm sàng có thai, quá trình sinh đẻ bình thường và đẻ khó; các bệnh sinh sản xảy ra trước, trong và sau khi sinh...
- Kiến thức cơ bản về vai trò các chất dinh dưỡng, nhu cầu từng chất dinh dưỡng đối với vật nuôi và đặc điểm dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn gia súc gia cầm.
- Kiến thức cơ bản về nghiên cứu các hiện tượng sinh lý gia súc gia cầm.
- Hiểu và thực hiện được các nguyên tắc cầm máu, khử trùng và chống nhiễm trùng, mổ và may vết thương.
- Kiến thức về các bệnh ký sinh trùng thường gặp xảy ra trên động vật nuôi.
- Biết được các bệnh xảy ra ở cơ quan nội tạng của động vật nuôi.
- Cơ chế sinh bệnh, tình hình dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, cách chẩn đoán và phòng trị bệnh một cách hữu hiệu.
- Nguồn gốc, tính chất và những cách tác động của thuốc.
- Kỹ thuật huấn luyện đực giống, khai thác tinh dịch, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch, pha chế, bảo quản tinh dịch và kỹ thuật dẫn tinh.
- Quy trình kiểm nghiệm các sản phẩm của vật nuôi.
2. Chuẩn kỹ năng:
- Thực hiện đúng Quy trình chăn nuôi đảm bảo vật nuôi khoẻ mạnh, sản phẩm vệ sinh và an toàn.
- Phân biệt được các hiện tượng sinh lý trên một số động vật nuôi phổ biến.
- Nhận biết được sự thành thục của gia súc, chẩn đoán lâm sàng được gia súc mang thai và các bệnh sinh sản.
- Thực hiện được một ca phẩu thuật an toàn, khả năng nhiễm trùng thấp.
- Chẩn đoán được bệnh và đề ra các biện pháp phòng chống bệnh cho phù hợp.
- Sử dụng thuốc đúng mục đích để trị bệnh cho vật nuôi.
- Thực hiện đúng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho heo, bò.
- Tổ chức công tác kiểm dịch các sản phẩm của vật nuôi.
- Nhận dạng và điều trị được bệnh nội khoa.
- Có khả năng giao tiếp với nông dân.
3.Tác phong, thái độ nghề nghiệp:
- Người học có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; Có đạo đức, có sức khỏe, có lương tâm nghề nghiệp, có kỹ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong cơ sở, xí nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm.
4. Đạo đức, lối sống và trách nhiệm công dân:
- Nắm rõ vị trí vai trò của người công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Có tránh nhiệm cá nhân về công tác an toàn lao động trong trung tâm, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và tài sản của đơn vị.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có khả năng tổ chức, quản lý sản xuất ở cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; Có khả năng giúp việc cho kỹ sư thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Chăn nuôi Thú y;. Trực tiếp tham gia sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế, các công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, viện, trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi gia súc, gia cầm trong và ngoài nước, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn.
Một số hình ảnh
Bài viết liên quan:
Tuyển sinh trung cấp Chăn nuôi thú y: http://www.kenhtuyensinhhcm.edu.vn/2016/08/tuyen-sinh-trung-cap-chan-nuoi-thu-y.html