dao-tao-ngan-han ,
Chứng chỉ Cấp Dưỡng trường Mầm non
Khai giảng lớp Nghiệp vụ Cấp Dưỡng, Bảo Mẫu, Quản lý trường Mầm non. Xem tại đây: http://www.kenhtuyensinhhcm.edu.vn/2017/03/chung-chi-bao-mau-cap-duong-quan-ly-truong-mam-non.html
Cấp dưỡng ở trường mầm non: Thiếu nhưng khó tuyển | |
"Chức năng của trường mầm non (MN) là nuôi và dạy trẻ. Dạy là công việc của giáo viên, còn nuôi (trong đó quan trọng nhất là ăn uống) là nhiệm vụ của nhân viên cấp dưỡng (CD)"- bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng GD MN - Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết. Thế nhưng, đội ngũ nhân viên CD ở các trường MN tại TP.HCM lại đang rất thiếu, khó tuyển và có nguy cơ lâm vào khủng hoảng. Việc cực nhọc, lương ba cọc ba đồng! Mấy tháng nay, phụ huynh HS trường MN 6 (Q.3) đã quen với cảnh các cô hiệu trưởng, hiệu phó của trường xắn tay áo "lăn" vào nhà bếp, vì trường thiếu nhân viên CD. Ban giám hiệu (BGH) nhà trường cho biết, trước đây, trường có ba nhân viên CD để lo cho hơn 200 cháu, nhưng đầu năm học, hai trong ba nhân viên CD nghỉ việc khiến BGH phải... vào bếp. "Sau khi hai CD nghỉ việc, đến nay đã có ba người đến xin làm, nhưng khi đề cập đến mức lương thì họ rút lui. Có cô đã nói: "Ở trường tư thục, lương trên 2 triệu đồng/tháng mà tụi em còn không làm. Trường công trả hơn một triệu thì không đủ... ăn sáng". Bởi thế, hiệu trưởng phải sơ chế, hiệu phó chế biến và kế toán bưng bê thức ăn, giáo viên vừa cho cháu ăn vừa rửa chén. Thiếu CD khiến trường cứ rối loạn cả lên", cô Huỳnh Thị Mai - Hiệu trưởng trường MN 6 (Q.3) - than. Mới đây, tại Trường MN 4 (Q.3), cũng có hai nữ sinh viên tốt nghiệp CĐ ngành thực phẩm xin vào làm CD, nhưng chỉ làm được đúng một tuần thì nghỉ, vì lương không đủ sống. Ba nữ nhân viên cấp dưỡng trường MN Tuổi Hồng (Q.1) thường phải làm việc luôn chân luôn tay - Ảnh: P.H. Yêu cầu đối với nhân viên CD khá cao (có trình độ trung cấp ngành dinh dưỡng, tốt nghiệp lớp 12), công việc kéo dài (từ 5g đến 17g hàng ngày), lương thấp... là những lý do khiến người lao động không mặn mà với công việc này. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, lương của nhân viên CD trong trường MN hiện thấp hơn cả bảo vệ. Có ba năm làm CD tại Trường MN Tuổi Hồng (Q.1) nhưng hàng tháng, cô Nguyễn Thị Yến Oanh chỉ nhận được khoảng 713.000đ lương (sau khi trừ các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn) và 300.000đ thù lao ngoài lương. Người có 20 năm làm CD như cô Nguyễn Thị Đào thì khoản lương thực lĩnh hàng tháng cũng vẫn dưới 2 triệu đồng. Mức lương vừa nêu, theo cô Nguyễn Thị Kim Vân - Hiệu trưởng trường MN Hoa Lư (Q.1), là "quá hẻo". Cũng theo cô Kim Vân, công việc của người CD, dù rất quan trọng, nhưng luôn ở "đằng sau sân khấu", nên cũng không nhận được sự chia sẻ, động viên từ phía phụ huynh. Họ đều là những lao động nghèo, ít học, không làm thêm được gì, nên cuộc sống rất khó khăn. Thực tế đó khiến việc tuyển người vào làm CD rất khó. Bà Phạm Thị Ánh Nguyệt - chuyên viên dinh dưỡng Phòng Giáo dục MN - Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận: "Mỗi khi Sở tổ chức tập huấn cho đội ngũ CD của các trường, lại thấy có nhiều CD mới. Nhiều người cũ, sau khi có bằng trung cấp, đã được các nhà hàng, khách sạn mời gọi ngay với mức lương ba-bốn triệu đồng tháng". Khó hơn tuyển giáo viên
Thiếu nhân viên CD, BGH phải... vào bếp là tình trạng khá phổ biến ở các trường MN. Trường MN P.3 (Q.10) vào đầu năm học mới đây cũng mất một nhân viên CD sau khi cô này tốt nghiệp trung cấp, khiến trường phải chạy đôn chạy đáo tìm người thay thế. Trong hoàn cảnh như thế, lo được việc này sẽ ảnh hưởng đến việc khác. Cô Kim Vân lo ngại: "Hiện tại, chỉ cần một trong ba CD bị bệnh, phải nghỉ việc là lập tức nhà trường chới với, thực đơn trong ngày bị ảnh hưởng ngay, các cháu thay vì được uống nước ép trái cây sẽ phải chuyển sang uống atisô cho gọn. Một hai năm nữa, khi có CD nghỉ hưu, mà không tìm được người thay thế, thì chẳng biết ra sao!". Theo cô Kim Vân, mất nhân viên CD còn đáng lo hơn mất giáo viên, vì giáo viên còn có Nhà nước đào tạo, còn CD thì các trường tự đào tạo và phải mất khá nhiều thời gian. Cô Nguyễn Thị Nga - Hiệu trưởng trường MN Tuổi Hồng, cũng có nỗi lo tương tự, bởi cả ba nhân viên CD của trường đã trả lời thẳng thừng: "Nếu còn ở tuổi mười tám đôi mươi, chúng tôi sẽ không chọn công việc này". Trong khi ở trường MN mà "hổng" đội ngũ CD là hỏng tất cả. Bà Kim Thanh nói: "Công việc của nhân viên CD ở trường MN không hề đơn giản. Họ phải tính toán, cân đo sao cho đủ lượng calo đối với từng cháu, ở từng lứa tuổi khác nhau. Trong mỗi bữa ăn, phải có đủ bốn nhóm thực phẩm. Thậm chí còn phải tính đến màu, mùi cho khác nhau trong từng bữa ăn để kích thích trẻ ăn uống. Bởi vậy, mới cần những nhân viên CD có trình độ và kinh nghiệm, chứ "tay ngang" là nguy hiểm". Theo PNO |